Phân biệt Tán âm và Tiêu âm

Phân biệt Tán âm và Tiêu âm

Trong một không gian khép kín, một phòng, sóng âm từ nguồn âm một mặt lan truyền trực tiếp đến người nghe hoặc microphone – đó là trực âm. Mặt khác nó đập vào các bề mặt giới hạn của phòng (tường, trần, nền) và các đồ vật đặt trong phòng rồi phản xạ trở lại đó là phản âm. Hiện tượng này của sóng âm cứ lặp đi lặp lại, mỗi lần gặp chướng ngại thì một phần năng lượng của sóng âm sẽ bị tiêu vào vật liệu cấu tạo vật đó, ta gọi là hiện tượng hấp thụ âm thanh (nền tảng của tiêu âm), một phần phản xạ trở lại không khí thì ta gọi là phản xạ âm thanh. Âm thanh đập vào bề mặt lại được khuếch tán đều ra các hướng thì gọi là hiện tượng tán xạ âm thanh. Vì sóng âm phản xạ từ tất cả các hướng tới người nghe nên nó tạo thành một trường âm tán xạ, tạo cảm giác âm thanh không gian hoặc âm thanh quang cảnh.

Tán âm chính là việc điều hướng sóng âm theo nhiều hướng khác nhau để tạo ra âm thanh chân thực hơn. Nếu chỉ tiêu âm hoàn toàn một căn phòng là làm “chết” hoàn toàn âm thanh. Để âm thanh nổi hơn, “sống” hơn, không thể thiếu kĩ thuật tán âm. Phòng nghe lý tưởng nên là sự hòa trộn của các mặt phẳng hấp thu và phản xạ âm thanh. Ở đây, khái niệm “sống” (tán âm) hay “chết” (tiêu âm) dành cho các tần số trung và cao.

Tán âm tránh được các phản xạ trực tiếp đồng thời và do đó, mang lại âm thanh tự nhiên hơn so với âm thanh va đập vào mặt phẳng hay mặt cong. Ngoài ra, tán âm còn có mục đích quan trọng trong phòng thu là giảm sự chồng chéo nốt của các nhạc cụ đang được thu đồng thời.

Tấm tán âm có nhiệm vụ chính là phát tán sóng âm theo nhiều hướng tùy theo tần số của chúng, chứ không chỉ đơn thuần là điều hướng tất cả các sóng theo cùng một hướng khác. Đây là điểm phân biệt quan trọng bởi một bề mặt phẳng nhẵn được đặt xéo góc hay lượn cong vẫn chỉ là để thay đổi các sóng âm theo cùng một hướng và chỉ nên là giải pháp kết hợp cùng tán âm. Nhưng không may là các loại tán âm chính hiệu không hề rẻ. Do đó, nhiều người sử dụng vật liệu thay thế.

 

Loại tán âm đơn giản nhất là một vài lớp gỗ được gắn lên tường theo một góc hơi chếch để tránh cho âm thanh bị bật lại đều đặn giữa hai mặt tường đối diện nhau.
Nếu không, gỗ dán có thể được uốn cong để trở thành một vật làm lệch hướng âm thanh (chứ không phải tán âm).

 

Cách xử lý đó được chấp nhận nhiều hơn việc làm cho cả gian phòng “chết” hoàn toàn vì bị phủ các vật liệu tiêu âm. Với những người không nhiều tiền, đây có lẽ là giải pháp duy nhất. Ít nhất họ loại bỏ được tiếng vọng mặc dù âm thanh nghe không được tự nhiên, và dù sao cũng tốt hơn rất nhiều so với để tường trơn nhẵn không xử lý.

Nhưng có cách khác là làm cho tường một phần tán, một phần tiêu âm. Những tấm tán âm thường được dùng kèm với tiêu âm để chế ngự hiện tượng dội âm. Bạn có thể làm điều này bằng cách làm tiêu hoàn toàn rồi phủ lên đó các dẻ gỗ thẳng đứng để phản xạ một ít âm thanh trở lại phòng. Nếu đặt khoảng cách giữa các thanh gỗ đa dạng một chút, bạn sẽ làm giảm mật độ tán xạ và điều này giúp âm thanh hay hơn.

Nắm được xử lý tiêu âm và tán âm là nắm được những yếu quyết giúp âm thanh phòng thu, phòng hát… của bạn trở nên chân thực và sống động. Để âm thanh ấy không lọt ra ngoài, tránh ảnh hưởng đến những người xung quanh, bạn cần nắm được kĩ thuật cuối cùng của xử lý âm học, đó là kĩ thuật cách âm sẽ được ATATA trình bày ở bài tiếp.

tiêu âmcách âm, tieu amcach ambao onbảo ôncách nhiệtcach nhietchống cháycao su chống cháyfoam chống cháybảo ôn chống cháybảo ôn ống đồngbảo ôn điều hòaFoam insulation,

Bài viết liên quan